Phỏng vẫn xin visa du học Mỹ - những kinh nghiệm bạn cần biết!
Chắc hẳn tất cả các bạn du học sinh đều biết quá trình xét duyệt visa du học USA sẽ chỉ hoàn tất cho đến khi bạn kết thúc buổi phỏng vấn với văn phòng Lãnh sự quán. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng đạt được ước mơ của mình. Vì vậy qua bài viết chia sẻ này, chúng tôi muốn đem đến cho các bạn đầy đủ kiến thức nhất để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn visa du học Mỹ thành công.
- Giấy tờ cho buổi phỏng vấn xin visa: nên nhớ kiểm tra lại thông tin các giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn tại trang web chính của Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ mà bạn đăng kí nhé!
Các giấy tờ bao gồm:
- Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng. Nếu có một hoặc hơn một người đi kèm theo hộ chiếu của bạn, mỗi người đều phải nộp đơn đăng kí riêng lẻ. Bạn cũng nên mang theo cả hộ chiếu cũ và mới nhất của mình.
- Mẫu I20 hoặc DS-2019 đã có chữ kí (bao gồm cả mẫu cá nhân dành cho vợ/chồng/con cái).
- Mẫu Ds7002 (chỉ dành cho đối tượng đăng kí visa diện J-1 Trainee and Intern).
- Hóa đơn trả phí SEVIS.
- Giấy xác nhận đăng kí DS160 với mã vạch và số ID.
- Hóa đơn xác nhận trả phí MRV.
- Bản photo thư mời hẹn phỏng vấn xin visa.
- 12 ảnh sơ cua và vẫn phải có đầy đủ số lượng ảnh bắt buộc (rõ ràng, chất lượng ảnh nét).
- Bằng cấp, chứng chỉ từ trường bạn học gần đây nhất.
- Điểm số của chứng chỉ tiêu chuẩn tiếng Anh được yêu cầu như IETLS, TOEL, GMAT, GRE,..
- Chứng minh tài chính cho bản thân hay cho những người đi cùng (vợ/chồng/con cái), và phải đảm bảo tài chính đủ chi trả trong suốt quá trình học tập, thăm thân, du lịch tại Hoa Kỳ.
Với những người đi kèm theo với visa riêng thì cần mang thêm giấy tờ sau:
- Bản photo giấy đăng kí kết hôn/giấy khai sinh để chứng minh quan hệ.
- Bản photo mẫu đăng kí visa (F1, M-1, J-1), hoặc các giấy tờ chính thức từ xác nhận của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) cho visa của bạn.
- Bản photop số liệu cá nhân từ hộ chiếu gốc của bạn.
Đến đây chắc là các bạn đã nắm rõ về cái loại giấy tờ cần thiết mà mình cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn rồi đúng không? Vậy tiếp theo đây hãy cùng đọc những chia sẻ kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn xin visa du học nhé!
- Điều đầu tiên mà bạn luôn phải nhớ trong đầu là phải luôn luôn đúng giờ vì nếu đến muộn bạn có thể sẽ phải sắp xếp lại buổi phỏng vấn vào hôm khác, như thế sẽ làm mất thêm thời gian của bạn.
- Về trang phục: vì đây là một buổi phỏng vấn quan trọng để quyết định bạn có được cấp visa du học hay không, cùng với việc bạn sẽ đến Đại sứ quán Hoa Kỳ. Nên các bạn nên chuẩn bị trang phục thật gọn gàng, lịch sự để tạo cho mình một ấn tượng tốt. Hãy để người phỏng vấn có cái nhìn thiện cảm về vẻ ngoài của bạn.
- Tâm lý luôn cần thoải mái, tự tin. Bạn nên xác định rõ những người trực tiếp phỏng vấn bạn là những người có chức vụ cao trong Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng hay tự tạo cảm giác hồi hộp cho bản thân, phải tự suy nghĩ theo hướng đây là một cuộc trao đổi trò chuyện bình thường để chính bạn có cảm giác được thoải mái hơn, bình tĩnh và chắc chắn tự tin hơn.
- Luyện tập tốt ngay từ khi ở nhà, hãy tham khảo và tìm kiếm trên mạng về những câu hỏi thường xuyên được hỏi trong buổi phỏng vẫn xin visa, để có sự chủ động chuẩn bị cho bản thân. Ngoài ra bạn nên tự trau dồi khả năng về tiếng Anh làm sao cho thật tốt, để trả lời được một cách lưu loát, không bị ấp úng.
- Phải đưa ra được một kế hoạch học tập rõ ràng: hãy nêu ra một kế hoạch học tập cụ thể và rõ ràng, thể hiện được nguyện vọng theo học của mình.
- Hãy giải thích một cách thật chi tiết và rõ ràng về việc tại sao bạn lại chọn theo học trường này, điểm gì khiến bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này, bạn sẽ nhận được lợi ích gì khi đi du học Mỹ, sau khi tốt nghiệp dự định của bạn là gì,…
- Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi hoàn thành chương trình học: hãy đưa ra những lí do phù hợp nhất để giải thích thuyết phục việc bạn sẽ quay trở lại Việt Nam sau khi học xong. Đừng để người phỏng vấn phải hoài nghi về mục đích ở lại Mỹ của bạn, nếu không bạn rất dễ bị đánh trượt visa.
- Chứng minh được tài chính đầy đủ: đây là một điểm các bạn nên lưu ý và trước đó chúng tôi cũng đã đề cập đến rồi. Việc chứng minh tài chính khi xin visa du học Mỹ là rất quan trọng và là yếu tố đầu tiên để xét duyệt visa du học. Bạn phải đảm bảo được nguồn tài chính của mình đủ để chi trả học phí, phí sinh hoạt trong thời gian du học.
Quá trình phỏng vấn visa Mỹ
Tới đại sứ quán trước giờ hẹn không quá 20 phút, lấy bộ hồ sơ 1 ra để nhân viên kiểm tra –> scan túi xách của bạn đưa điện thoại cho nhân viên, lấy số ngăn đựng điện thoại –> xếp hàng để nhân viên trong ô cửa kiểm tra lại hồ sơ lần nữa –> Lấy giấu vân tay (4 ngón tay trái, 4 ngón tay phải và 2 ngón giữa) –> xếp hàng chờ phỏng vấn.
Nhân viên Việt Nam ở đại sứ quán Mỹ rất khó chịu, nhưng đừng để họ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, hãy phớt lờ và tự tin nha.
Sau buổi phỏng vấn, văn phòng Sứ quán sẽ thông báo cho bạn nếu quá trình cấp visa cần thời gian xét duyệt – có nghĩa là bạn sẽ phải đợi thêm một chút thời gian để nhận được visa du học. Thời gian chờ này sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia. Bạn cũng sẽ được thông báo cách thức và khi nào visa được gửi trả cho bạn.
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin visa du học Mỹ
Thực sự du học Hoa Kỳ không hề dễ dàng với các bạn du học sinh. Các bạn không những sẽ cần lo lắng về về việc mình có được nhận học hay không hay sẽ làm như thế nào với một nên giáo dục đại học, cao đẳng rất cạnh tranh ở Mỹ, mà bạn còn phải làm sao để chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận và cho phép cấp visa F-1 cho bạn để có thể thực hiện được ước mơ đi du học.
Tuy nhiên sau quá trình xét duyệt visa du học F-1 các bạn sẽ phải tham gia một buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh để quyết định xem bạn có được cấp visa du học hay không. Đến buổi phỏng vấn các bạn không những chỉ cần đảm bảo mang theo đầy đủ các giấy tờ quan trọng, mà còn phải chuẩn bị thật kĩ cho bản thân các câu trả lời chi tiết về các câu hỏi cá nhân liên quan đến kế hoạch học tập và làm việc tại US.
Vì vậy để giúp các bạn trong bước này, bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ khái quát sơ lược về các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin visa du học Mỹ, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn!
-
Câu hỏi về kế hoạch học tập
Các câu hỏi này khá tương đồng với những câu hỏi bạn gặp trong bài luận đăng kí xin nhập học và khá đơn giản. Họ sẽ quan tâm hơn khí thấy bạn bày tỏ sự thích thú trong việc được học tập tại Mỹ hơn là việc bạn tìm kiếm công việc. Bên cạnh đó họ cũng muốn tìm hiểu sao bạn lại chọn du học US mà không phải học tại Việt Nam hay ở các nước khác.
- Why are you going to the US? (Tại sao bạn lại chọn đến Mỹ?)
- What will you specialize in for your degree? (Bạn sẽ tập trung gì cho bằng cấp của minh?)
- What will be your major? (Bạn đã chọn được theo học ngành nào chưa?)
- Where did you go to school now? (Bạn đã/đang học ở đâu chưa?)
- What do you do?/Who is your current employer? (Bạn đang làm gì rồi?)
- Why are you planning to continue your education? (Tại sao bạn lại muốn tiếp tục việc học của mình?).
- How will this program relate to your past work or studies? (Chương trình này có liên quan đến công việc hay việc học của bạn như thế nào?)
-
Câu hỏi về lựa chọn trường đại học
Cũng giống như các câu hỏi về kế hoạch học tập, lựa chọn trường đại học cũng là mối quan tâm từ người phỏng vấn bạn. Những câu hỏi ở phần này sẽ tập trung chủ yếu vào chất lượng giáo dục và định hướng tương lai.
- How many colleges did you apply to? (Bạn đăng kí vào mấy trường cao đẳng rồi?)
- How many schools did you get admitted to? (Có mấy trường nhận bạn?)
- How many schools rejected you? (Có mấy trường từ chối bạn?)
- Have you been to US before? (Bạn đã đến Mỹ bao giờ chưa?)
- Do you know your professor at that university? What are their name? (Bạn có biết giảng viên nào ở trường đại học không? Tên họ là gì?)
- What city is your school located in? (Trường bạn học nằm ở thành phố nào?)
-
Câu hỏi về vấn đề tài chính
Đây được coi là phần quan trọng nhất trong quá trình phỏng vấn xin visa F-1. Ngoài vấn đề về khả năng học lực của bạn, các bạn sẽ không thể nhận được visa F-1 nếu không chứng minh đủ tài chính. Chi phí học tập ở Mỹ đắt đỏ hơn các quốc gia khác rất nhiều, vì vậy rất quan trọng trong việc đầu tư và có một nguồn lực kinh tế mạnh, kế hoạch chi tiết. Kế hoạch này không chỉ là về vấn đề chi trả học phí, mà còn bao gồm phí sinh hoạt, nhà ở, ăn uống, đi lại, bảo hiểm và các loại phí khác liên quan.
- What is your monthly income? (Nguồn thu hàng tháng của bạn là gì?)
- What is your sponsor’s annual income? (Thu nhập hàng năm của bố mẹ bạn là gì?)
- How do you plan to fund the entire duration of your education? (Bạn có kế hoạch gì để kiếm thêm thu nhập trong quá trình học tập không?)
- How much does your school cost? (Học phí trường bạn học là bao nhiêu?)
- Who is going to sponsor your education? (Ai là người bảo lãnh tài chính cho bạn?)
- What is your sponsor’s occupation? (Nghề nghiệp của bố mẹ bạn là gì?)
- Do you have any copy of your bank statement? (Bạn có bản sao kê ngân hàng không?)
- Did you get offered a scholarship at your school? (Bạn có nhận được học bổng từ trường không?)
-
Câu hỏi về kế hoạch sau khi tốt nghiệp
Thường thì visa du học F-1 sẽ chỉ được cấp cho những bạn có kế hoạch quay trở lại đất nước sau khi tốt nghiệp. Mặc dù không quan trọng việc bạn có ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp hay không, thông qua các chương trình OPT hay H1B, mà quan trọng là để chứng minh rằng bạn tuân thủ luật lệ và các mối quan hệ như gia đình, công việc để khiến bạn quay trở lại quê nhà.
- Do you have any relatives or friends currently in the US? (Bạn có họ hàng hay bạn bè ở Mỹ không?)
- What are your plan after graduation? (Bạn có dự định gì sua khi tốt nghiệp không?)
- Do you have a job or career in mind after you graduate? (Bạn có dự định hay biết công việc gì sau khi tốt nghiệp chưa?)
- Are you sure you won’t stay in the US? (Bạn có đảm bảo là sẽ không ở lại Mỹ không?)
Điều quan trọng nhất khi phỏng vẫn xin visa F-1 là phải luôn bình tĩnh! Chuẩn bị thật cẩn thận kĩ lưỡng cũng là điểm đáng lưu ý. Hãy đảm bảo bạn mang đầy đủ hồ sơ cũng như giấy tờ cần thiết đi theo và tập trung vào câu hỏi được hỏi. Trả lời đủ tất cả các câu hỏi và luôn nhớ phải thật chân thành và có thái độ nhiệt tình nhé!
Hy vọng với nhưng thông tin và một vài mẹo chia sẻ kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn xin visa trên sẽ phần nào giúp các bạn cảm thấy rõ ràng hơn để chuẩn bị cho phỏng vấn.