Đi du học xong về làm nghề gì?

Đi du học rồi đấy, học xong rồi đấy, thế bây giờ du học về thì làm gì đây? Chắc chắn đa phần các bạn du học sinh sẽ có nhưng trăn trở riêng cho việc này. Đây là một câu hỏi khó, khó không phải vì không có câu trả lời, mà vì câu trả lời nào mới đáp ưng được kỳ vọng của bạn thôi. 


Không ít các bạn học xong lại cứ đắn đó chuyện có nên ở lại không hay về Việt Nam rồi tìm viêc? Thắc mắc thì cũng đúng thôi, cầm tấm bằng đại học danh giá trong tay nhưng kinh nghiệm thì chưa có gì ngoài vài ba công việc làm thêm hồi còn là sinh viên. Hay nói cách khác thì các bạn bị rơi vào tình cảnh không khớp đâu vô đâu, không cao mà cũng không thấp. Đôi khi có những chuyên ngành bạn học lại không phù hợp với nhu cầu thực tế ở Việt Nam. 


Nhiều bạn rơi vào tình trạng như muốn làm đại cái gì đó cho có việc nhưng lại bị “overqualified” vì cái bằng đại học quốc tế danh giá cộng thêm vốn tiếng Anh vượt trội so với các bạn đồng trang lứa. Còn đối với mấy công việc nặng kí hơn thì các bạn lại dễ bị “underqualifield” vì thiếu kinh nghiệm thực tế. Nếu mà bạn nhìn thấy mình ở một trong những hoàn cảnh đó thì bạn có thể đã mắc một hoặc nhiều hơn những sai lầm khi nghĩ về chuyện du học khi về nước. 


Sai lầm đầu tiên là quá chây ỳ và ủ rột trong quá khứ. Khi bạn mới thay đổi môi trường sống thì đồng ý là ai cũng cần thời gian để có thể làm quen, thế nhưng nếu các bạn cứ chỉ nhìn lại cuộc sống hồi còn bên kia và lại cảm thấy nhớ khoảng thời gian đó quá rồi khi bạn nhìn lại cuộc sống ở Việt Nam thì lại thấy toàn những thứ khó quen, khó chấp nhận. Nhưng nếu các bạn cứ có những suy nghĩ như vậy thì không bao giờ bạn có thể tiếp tục tốt với cuộc sống mới được. 


Vậy thì việc đầu tiên các bạn cần làm là thu dọn lại đồ đạc cho gọn gàng, nghe thì tưởng chừng có vẻ không liên quan nhưng các bạn cứ thử mà xem. Nhiều bạn về vali cứ để hàng tháng trời không lôi ra dọn dẹp, thì giờ chỉ cần lôi ra xếp lại, đồ nào ở chỗ nào, coi như cũng đang sắp xếp lại cho cuộc sống mới của mình đi. Dọn dẹp xong đồ đạc rồi thì bạn cần dọn dẹp đầu óc, xác định rõ ràng là bây giờ mình sẽ sống cuộc sống mới ở Việt Nam. Có thể sẽ không ở Việt Nam mãi mãi nhưng mà một thời gian tới đây mình sẽ có một cuộc sống mới ở đây. Đã không còn đi học nữa rồi và xác định như vậy cho rõ ràng để không cảm thấy bị mông lung nữa nhé.


Sai lầm thứ 2 hơi trái ngược với sai lầm đầu tiên một chút là có nhiều bạn lại quá nôn nóng, về Việt Nam một cái là muốn phải đi làm ngay, phải ổn định ngay, muốn có mọi thứ ngay. Thì gợi ý thật lòng cho các bạn là các bạn cứ từ từ không đi đâu mà vội cả, mọi cái rồi sẽ ổn và bạn nên cần có thời gian để nghỉ ngơi và tìm lại cân bằng. Nếu mà tài chính cho phép thì nghỉ ngoie 1,2 tháng cũng không có vấn đề gì cả. Còn nếu không bạn nên tranh thủ đi du lịch đi chứ nếu khi đi làm rồi thì sẽ là chuỗi ngày không có nghỉ hè đâu nha! 


Sai lầm thứ 3 có lẽ rất rất nhiều bạn mắc phải đó là ảo tưởng về một công việc hoàn hảo. Khi còn đi du học, bạn mơ ước khi trở về nước phải làm ở một vị trí cao, lương thật cao, công việc đúng sở thích, văn phòng hiện đại,..Nhưng khi trở về thì bạn nhận ra không thể tất cả đều thành sự thật được, như một cái gương vỡ vậy. Bạn nhận ra rằng khả năng mình chưa đủ, chắc chắn là chưa có kinh nghiệm gì và thậm chí cái mà bạn tưởng là mình thích làm lại không còn thấy thích nữa. Một sự thật bạn nên hiểu rằng công việc là công việc chứ không phải đam mê hoàn hảo, và khi bạn làm công việc đó thì đó lại trở thành trách nhiệm rồi. Vậy thì giải pháp cho việc này là bạn cần phải hiểu rõ, hay đơn giản hơn là bạn nên suy nghĩ rằng công việc hoàn hảo là công việc mà bạn đi làm 5 ngày 1 tuần thì 2 ngày bạn cảm thấy yêu thích nó, còn 3 ngày bạn cảm thấy có thể vì nó thì như thế bạn có thể vui vì đó là công việc hoàn hảo rồi đó. Tại vì chắc chắn nếu là công việc thì phải có áp lực, phải có những thứ mà mình không thích nhưng mình phải học cách chấp nhận thôi đúng không.


Sai lầm thứ 4 đó là các bạn quá mộng tưởng về mức lương. Đồng ý là bạn đã bỏ không ít tiền để đi du học thế thì việc kỳ vọng vào một mức lương cao khi bạn về nước cũng là điều hết sức bình thường thôi. Nhưng lương cao chỉ có khi bạn chưng tỏ được tất cả những lợi thế mà bạn lĩnh hội được trong thời gian đi học, chứ nhà tuyển dụng sẽ không chỉ nhìn vào cái CV của bạn mà trả cho bạn lương cao đâu. 


Các bạn cần phải hiểu là tấm bằng du học không phải là thế mạnh của các bạn, đừng dựa dẫm vào suy nghĩ đó mà thế mạnh của bạn là những kĩ năng mà bạn có được từ chuyến du học ấy. Bạn nên ngồi lại và ghi lại ra một danh sách những thế mạnh của mình qua việc đi du học là gì, ví dụ như trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về môi trường nước ngoài, kiến thức chuyên môn, kĩ năng thuyết trình, tự nghiên cứu, phân tích logic,…và khi đã ghi ra rồi thì bạn nhớ thể hiện những cái đó ở trong CV nhé! 

DMCA.com Protection Status
Ý kiến của bạn
popup

Số lượng:

Tổng tiền: