GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ DU HỌC NHẬT BẢN

IGE xin được tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về du học Nhật Bản và những chia sẻ từ những kinh nghiệm của các bạn sinh viên đã đi của chúng tôi, hi vọng có thể giúp ích được cho quí phụ huynh và các em học sinh đang quan tâm đến chương trình du học Nhật Bản trong tương lai gần.Trong bài viết dưới đây, IGE sẽ tổng hợp các vấn đề về du học Nhật Bản như thời gian học tập, chi phí ăn ở, công việc làm thêm....để phụ huynh và học sinh tiện theo dõi.

du học nhật bản

Những thắc mắc thường gặp về du học Nhật Bản

Câu hỏi 1: Xin cho biết ưu điểm của chương trình du học Nhật Bản là gì?

Đáp: Ưu điểm của chương trình du học Nhật Bản chính là “du học Nhật Bản vừa học vừa làm”. Chương trình này phù hợp với mọi đối tượng. Học phí vừa phải -  Đặc biệt những đối tượng có thu nhập trung bình, có ý chí muốn vươn lên trong cuộc sống.

Câu hỏi 2: Tôi có thể đăng kí du học Nhật Bản vào những thời điểm nào trong 1 năm?

Đáp: Du học Nhật Bản 1 năm có 4 kỳ tuyển sinh.

  • Kỳ tuyển sinh tháng 01 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm 3 tháng)
  • Kỳ tuyển sinh tháng 04 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm hoặc 2 năm)
  • Kỳ tuyển sinh tháng 07 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm 9 tháng )
  • Kỳ tuyển sinh tháng 10 hàng năm (thời gian học Giai đoạn 1 là 1 năm 6 tháng

Câu hỏi 3: Tôi bị nhiễm viêm gan B. Vậy tôi có đủ điều kiện tham gia chương trình du học Nhật Bản này hay không?

Đáp: Đây là chương trình du học Nhật Bản chứ không phải là chương trình xuất khẩu lao động. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Có một số lưu ý với những trường hợp nhiễm virut viêm gan B như sau

Trong quá trình xin Visa du học Nhật Bản thì không có quy định cấm đối với những đối tượng  này.

Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp tại Nhật. Nếu bạn muốn ở lại làm việc thì tùy thuộc vào các công ty bên Nhật có muốn nhận bạn hay không? Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì các công ty quốc doanh Nhật Bản sẽ không nhận những đối tương này vào làm việc. Còn công ty tư nhân thì tùy thuộc vào cách nghĩ của Giám đốc doanh nghiệp đó.

Câu hỏi 4: Vậy tôi sang Nhật Bản sẽ học gì? Làm việc gì? Thời gian học tập như thế nào? Thời gian làm việc ra sao? Những công việc nào tôi được làm tại Nhật Bản? Mức lương mà tôi nhận được khoảng bao nhiêu tiền trong 1 tháng?

Đáp: Câu hỏi này có 6 ý. Chúng tôi xin trả lời lần lượt từng ý sau:

Khi bạn sang Nhật Bản học bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn: 
Giai đoạn 1 bạn học tiếng Nhật và chương trình dự bị Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại học, Cao Học…v.v…từ 1 năm 3 tháng – 2 năm. 
Giai đoan 2 bạn theo học các bậc học Trung Cấp (2 năm), Cao Đẳng (3 năm), Đại học(4- 5 năm), Cao học (2 năm)…v.v…bạn có thể chọn bất cứ chọn bất cứ chuyên ngành nào mà bạn yêu thích.

Việc làm của bạn trong thời gian học tập ở Nhât Bản là việc làm thêm. Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, du học sinh được làm thêm 4h/1 ngày thường và 8h/1 ngày thứ 7, Chủ nhật.

Thời gian học tập của bạn 1 ngày là 3 tiếng. Sáng từ 8h- 11h. Chiều  từ  14h – 17h tùy khóa học của trường
Thời gian còn lại bạn sẽ đi làm (Thường sinh viên còn làm thêm về đêm khi đã quen việc, vì lương làm đêm rất cao)

Những công việc bạn làm sẽ như: Đóng gói cơm hộp, làm việc tại xưởng giặt là, làm việc trong xưởng đông lạnh, làm việc trong xưởng đông lạnh, làm việc trong nhà máy chế biến rau, làm việc trong xưởng may, các Trung tâm đóng gói thực phẩm, lau cửa kính các tòa nhà cao tầng, công nhân xây dựng, các xưởng mộc, dọn vệ sinh nhà máy, khu công nghiệp…

Công việc của bạn được trả lương theo giờ làm việc. Mức lương của bạn nhận được tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật, sự nhanh nhẹn, sức khỏe của bạn. Thông thường dao động từ 750 Yên/ 1 giờ – 800yen / 1 giờ. Ví dụ mức lương thấp nhất mà bạn nhận được là 800 Yên/ 1 giờ, ngày thường bạn làm việc 4 tiếng, ngày thứ 7, Chủ nhật bạn làm 8 tiếng như vậy tổng lương bạn nhận được trong một tháng là (152 giờ * 800 Yên) = 121,600 Yên/ 1 tháng tương đương 32,832,000 VNĐ/ 1 tháng. (theo tỷ giá ngày 20/07/2012).

(Ưu điểm của du học Nhật Bản là chương trình vừa học vừa làm)


Câu hỏi 5: Vậy đi làm thêm có đủ tiền trang trải các khoản như: học phí, ăn, ở, đi lại, tiêu văt, không?

Đáp: Tiền học của bạn bao gồm (học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm, lệ phí thi…) khoảng 700,000 Yên – 750,000 yên/ 1 năm.
Tiền ăn: Bạn chi phí khoảng 15,000 Yên/ 1 tháng (tự nấu ăn). Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.
Tiền ở: Bạn có thể ở ký túc xá của nhà trường hoặc thuê nhà bên ngoài để ở. Phí thuê nhà vào khoảng 30,000 Yên/ 1 tháng. Như vậy 1 năm sẽ là 360,000 Yên.
Tiền tiêu vặt, đi lại, điện thoại 1 tháng khoảng 15,000 Yên. Như vậy 1 năm sẽ là 180,000 Yên.
Tổng phí 1 năm của bạn sẽ vào khoảng: 1,420,000 Yên
Tổng thu nhập tối thiểu của bạn trong 1 năm: 121,600 Yên/ 1 tháng * 12 tháng  = 1,459,000 Yên > 1.420.000 Yên.
Như vậy là có thể  hoàn toàn yên tâm với việc làm thêm sẽ đủ cho bạn trang trải toàn bộ chi phí. Đó là chưa kể đến những kỳ nghỉ hè, nghỉ đông, nghỉ xuân, nghỉ hạ bạn được phép đi làm toàn bộ thời gian 8h/ 1 ngày. Mức lương cũng thay đổi từ 800 Yên/ 1 giờ lên mức cao hơn nếu khả năng tiếng Nhật của bạn tăng lên. Theo điều tra của chúng tôi thì 100% các bạn học sinh Việt Nam du học tại Nhật Bản không những tiết kiệm được đủ tiền để đóng học mà một số bạn còn gửi tiền về phụ giúp gia đình tại Việt Nam.

Câu hỏi 6: Vậy số tiền tôi phải bỏ ra khi đăng ký du học tại Nhật Bản là bao nhiêu? Sau khi sang Nhật Bản bao lâu thì tôi được đi làm thêm? Ai là người giới thiệu cho tôi việc làm thêm?
Đáp: Số tiền bạn phải bỏ ra khi đăng ký du học Nhật Bản là khoảng 180 triệu đồng – 260 triệu đồng (tùy theo mức học phí của các trường khác nhau). Số tiền này bao gồm:

  • Học phí, sách vở, đồng phục, bảo hiểm… cho một năm đầu tiên.
  • Lệ phí nhà ở (ký túc xá) 6  tháng.
  • Vé máy bay từ ViệtNamsang Nhật Bản.
  • Các chi phí cho thủ tục giấy tờ như:
  • Giấy khám sức khỏe.
  • Đăng ký bảo hiểm.
  • Đăng ký điện thoại, internet (nếu muốn).
  • Đăng ký làm thẻ ngoại kiều (giống như CMND của ViệtNam)
  • Đăng ký đi làm thêm.

Tất cả những thủ tục này sẽ mất khoảng 20 ngày. Do đó thời điểm thích hợp nhất để bạn có thể đi làm thêm là sau 1 tháng đến Nhật Bản.

Giới thiệu việc làm thêm cho bạn sẽ do phía nhà trường bạn theo học giới thiệu hoặc nhân viên của IGE tại Nhật Bản giới thiệu. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Lưu ý: Nếu bạn không có đủ kinh phí nộp 1 năm học phí và 6 tháng ký túc xá. IGE sẽ liên lạc với các trường đào tạo để xin phép cho bạn được nộp trước 6 tháng học phí và từ 2 – 3 tháng Ký túc xá. Như vậy khoản chi phí bạn phải bỏ ra ban đầu sẽ thấp hơn mức phí trên.

Câu hỏi 7: Chi phí du học tại Nhật Bản giữa các vùng có sự khác nhau hay không? Ví dụ như sống tại Tokyo có đắt đỏ hơn các vùng khác không?
Đáp: Chi phí tại Nhật Bản không có sự khác nhau giữa các vùng, mà chỉ có sự khác nhau giữa các trường. Tùy thuộc mức học phí của các trường đưa ra có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, chênh lệch là không đáng kể. Nếu bạn sống tạiTokyo, mức phí sinh hoạt của bạn sẽ cao hơn khi ban sống tại các vùng khác nhau. 

Câu hỏi 8: Vậy nếu tôi không thể xin làm việc tại Nhật Bản hoặc việc làm thêm lương quá thấp không đủ cho tôi trang trải tất cả các chi phí, trong khi đó gia đình tôi không thể chu cấp cho tôi được nữa ,thì tôi phải làm thế nào?
Đáp: Các trường đào tạo tại Nhật cũng giống như một tổ chức kinh doanh. Mà sản phẩm kinh doanh chính là Gíao dục. Họ chỉ có thể duy trì trường, lớp khi bạn đóng học phí cho họ. Do đó hỗ trợ việc làm thêm cho bạn là trách nhiệm của nhà trường nơi bạn theo học. Bởi vì chỉ khi bạn có việc làm thêm ra tiền bạn mới có tiền để nộp học phí cho nhà trường những năm tiếp theo. Bên cạnh đó tất cả các trường chúng tôi hợp tác đều có chính sách đóng học phí 3 tháng /1 lần bắt đầu từ năm học thứ hai của bạn tại trường. Điều này rất linh hoạt cho bạn một kế hoạch tiết kiệm tiền để nộp học phí. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm về việc làm thêm tại Nhật Bản.

Câu hỏi 9: Sau khi học xong Giai đoạn 1. Tôi có phải lên Giai đoạn 2 hay không? Nếu không thi được thì tôi có phải về nước không?
Đáp:  Sau khi bạn kết thúc Giai đoạn 1. Đối với trường Trung cấp, Cao đẳng bạn không phải thi đầu vào. Đối với trường Đại học thì có khoảng 40% là các trường Công lập (được miễn phí 40% – 60% học phí) bạn phải dự thi.(Có nhiều trường Đại học tư sẽ không phải thi mà chỉ phỏng vấn trình độ tiếng Nhật).Ở Nhật cũng duy trì cách học liên thông như VN.Các bạn có thể học từ trung cấp rồi sau đó chuyển tiếp lên Đại Học ngay mà không thông qua Cao Đẳng như VN.Trường hợp đối với các trường công bạn phải dự thi các môn thi là Tiếng Nhật, khoa học tự nhiên(môn lý, hoá, sinh,các bạn sẽ được các trường tiếng Nhật cho ôn luyện thi những môn này) hoặc tiếng Nhật, toán khoa học xã hội (kiến thức tổng hợp về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản và thế giới). Như vậy nếu bạn không thi vào Đại học công lập thì bạn có thể thi vào Đại học Dân lập, Cao đẳng, Trung cấp…

Câu hỏi 10: Tôi muốn học nghề hoặc Trung cấp tại Nhật Bản. Vậy có những ngành nghề gì? Thời gian học bao lâu? Sau khi tốt nghiệp tôi có thể ở lại Nhật Bản làm việc hay không? Nếu ở lại làm việc một thời gian tôi muốn học liên thông lên Cao Đẳng, Đại học tại Nhật Bản có được không?
Đáp: Nơi đào tạo nghề trong các trường chuyên nghiệp gọi là trường Trung cấp. Đây là cơ sở giáo dục cung cấp các kiến thức cần thiết, các kỹ năng thực hành trong cuộc sống và nghề nghiệp. Có rất nhiều ngành học để bạn có thể lựa chọn như: y tế, công nghệ, văn hóa, sư phạm, nghiệp vụ thương mại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phúc lợi xã hội, may thời trang, nấu ăn, nông nghiệp, cơ khí, điên dân dụng, xây dựng…và một số ngành nghề khác mà bạn cần học thêm 6 tháng để lấy chứng chỉ hành nghề như: đạo diễn phim hoạt hình, đạo diễn phim, biên kịch, thiết kế trò chơi, thiết kế nội thất, sửa chữa ô tô, y tá, chuyên gia dinh dưỡng, bếp trưởng, kiểm toán viên, tiếp viên hàng không, chuyên viên thẩm mĩ, cô nuôi dậy trẻ, phục vụ khách sạn, tạo mốt, chế tác đá quí, thiết kế thời trang, dọn dẹp nhà cửa…

Thời gian học nghề là 2 năm. Một số ngành nghề đặc biệt phải có chứng chỉ hành nghề thì bạn cần học thêm 6 tháng nữa để lấy chứng chỉ.

Sau khi tốt nghiệp bạn hoàn toàn đủ điều kiện để ở lại Nhật Bản làm việc. IGE sẽ giới thiệu cho bạn và hướng dẫn hồ sơ thủ tục cho bạn ở lại làm việc

Sau một thời gian làm việc. Nếu bạn tích đủ số tiền để theo học Đại học, hoặc bạn có mong muốn học Đại học để lấy bằng cấp cao hơn. Bạn có thể đăng kí học liên thông từ 2 – 3 năm để lấy bằng Đại học.

Câu hỏi 11: Tôi đã tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại học tại Việt Nam, nếu tôi chỉ muốn sang Nhật Bản học 2 năm Trường tiếng sau đó tôi sẽ đi làm tại Nhật có được không?
Đáp: Vấn đề này của bạn thì không có gì là khó khăn, chỉ cần bạn chuyển visa từ visa đi học sang visa đi lao động là được.

Câu hỏi 12: Tôi tốt nghiệp Cao đẳng tại Việt Nam. Tôi chưa biết tiếng Nhật. Tôi có thể theo học Cao học tại Nhật Bản được không?

Đáp: Câu hỏi này khá giống với câu hỏi trên. Tuy nhiên do bạn mới tốt nghiệp Cao đẳng nên bạn phải đăng ký thêm khóa học dự bị Cao học 1 năm. Như vậy tổng thời gian để bạn lấy bằng Thạc sĩ sẽ là ( 1 năm 3 tháng đến 2 năm học tiếng Nhật + 1 năm dự bị Cao học + 2 năm Cao học = Thạc sĩ)

Câu hỏi 13: Hiện tại tôi đang học năm thứ 2 tại trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam. Nếu tôi đăng ký du học tại Nhật Bản thì khi học xong Giai đoạn 1 (trường tiếng), tôi có thể vào năm học thứ 3 Đại học, Cao đẳng tại Nhật Bản không?

Đáp: Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Chúng tôi xin trả lời bạn như sau: về nguyên tắc thì bạn không được phép nhập học vào năm thứ 3 tại trường Đại học, Cao đẳng tại Nhật Bản do hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật Bản khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể giảm bớt một số môn không phải học nếu mộn học đó có cùng nội dung giảng dạy mà bạn đã theo học tại Việt Nam rồi. Việc đó cũng đồng nghĩa là bạn có thể tốt nghiệp sớm hơn các bạn khác

(Khi đi du học tại Nhật Bản  bạn có thể kiếm việc làm thêm dễ dàng)

Câu hỏi 14: Trong quà trình học tập hoặc làm việc tại Nhật Bản. Chẳng may tôi bi tai nạn, ốm đau, bệnh tật thì chế độ bảo hiểm đối với tôi như thế nào?

Đáp: Khi bạn không may bị tai nạn ốm đau, bệnh tật thì chế độ bảo hiểm cho bạn là 91% tổng số tiền mà bạn phải chi trả viện phí, thuốc men. Ví dụ: ban bị đau ruột thừa, chi phí khám mổ, chữa bệnh, thuốc men hết tổng trị giá là 100 triệu đồng thì chính phủ Nhật chi trả cho ban 91 triệu đồng, con lại bạn chỉ trả 9 triệu. Đối với trường hợp đặc biệt “chết người” thì mức bồi thường tối đa là 1,000,000 yên/ 1 người = 260 triệu đồng/ người.

Câu hỏi 15: Khi tôi đăng ký tham gia chương trình du học Nhật Bản, tôi cần phải có những điều kiện gì? Hồ sơ thủ tục ra sao? Quy trình xử lý hồ sơ du học Nhật Bản ra sao?

Đáp: Điều kiện để bạn đăng kí tham gia chương trình du học Nhật Bản là: tối thiểu tốt nghiệp PTTH, tuổi dưới 32 (không yêu cầu học lực). Có ý chí hoài bão muốn thay đổi cuộc sống bản thân biết vươn lên trong khó khăn.

Hồ sơ du học Nhật Bản của bạn bao gồm:

CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI BẢO TRỢ TÀI CHÍNH

Đơn cam kết bảo trợ tài chính (theo mẫu) (chỉ áp dụng đơn này nếu người bảo trợ tài chính cho học sinh không phải lài Cha, Mẹ, Anh, Chị, Em… hoặc người thân không có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình). Giấy chứng minh nhân dân của người bảo trợ tài chính (bản công chứng)
Quy trình xử lý hồ sơ:

Bước 1: Nộp các giấy tờ cho Trung tâm tư vấn du học .

Bước 2: Trung tâm liên lạc với trường tiếng Nhật và hẹn ngày phỏng vấn học sinh. Hoc sinh sẽ phải trải qua buổi phỏng vấn của trường bao gồm thi viết tiếng Nhật và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Sau khi học sinh đỗ phỏng vấn Nhà trường nộp hồ sơ của học sinh lên sở lưu trú Nhật Bản xin giấy chứng nhân tư cách lưu trú. Trường sẽ gửi văn bản thông báo đang thụ lý hồ sơ tại sở lưu trú.

Bước 4: Nhà trường nộp hồ sơ của học sinh lên sở lưu trú Nhật Bản xin giấy chứng nhân tư cách lưu trú. Trường sẽ gửi văn bản thông báo đang thụ lý hồ sơ tại sở lưu trú.

Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả học sinh có “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”

Bước 6: Trường gửi bản photo “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và “ Giấy yêu cầu nộp học phí”. Hoc sinh tiến hành chuyển tiền nộp học phí sang trường (hoc sinh có thể ủy quyền cho trung tâm nộp hộ)

Bước 7: Trường gửi về “Giấy báo nhập học”, “Giấy chứng nhận lưu trú bản gốc”, “Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản”

Bước 8: IGE nộp hồ sơ xin Visa cho học sinh tại  Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.

Bước 9: Học sinh đợi lấy visa ( khoảng 3 – 5 ngày làm việc)

Bước 10: Học sinh liên lạc với IGE và nhà trường ngày dự định đến Nhật Bản.

Câu hỏi 16: Tôi có cần phải học tiếng Nhật trước khi đi du học Nhật Bản không?

Đáp: Bạn nên theo học tiếng Nhật tại Việt Nam tối thiểu 6 tháng (song song với quá trình chuẩn bị hồ sơ du học). Việc này sẽ giúp ích cho bạn khi bạn đặt chân đến Nhật Bản là có thể đi làm luôn. Và cũng thuận lợi hơn cho bạn trong quá trình theo học tại Nhật Bản.

Câu hỏi 17: Trong thời gian học tập tại Nhật Bản tôi có được về nước thăm gia đình không? Có được mời người thân sang Nhật Bản chơi không?

Đáp: Trong thời gian theo học tại Nhật Bản bạn có thể tranh thủ các kì nghỉ để về thăm gia đình. Một năm học của bạn tại Nhật Bản có 4 kì nghỉ là: nghỉ Xuân, nghỉ Hạ, nghỉ Đông ( tổng thời gian nghỉ khoảng 2 tháng). Tuy nhiên với kinh nghiệm của chúng tôi thì nếu không có việc thật sự cần thiết bạn không nên về nước thăm gia đình vào thời điểm này. Vì đối với các ngày nghỉ bạn được phép đi làm toàn thời gian mà lương lại cao gấp 1,2 lần so với ngày thường. Do đó, thời điểm nghỉ này cũng chính là thời điểm bạn “cày” tiền học phí thích hợp nhất.

Trong thời gian bạn theo học tại Nhật Bản bạn hoàn toàn có thể mời người thân sang Nhật Bản chơi. Thời gian lưu trú cho người thân bạn tại Nhật Bản là không quá 90 ngày.

Câu hỏi 18: Sau khi học xong tôi có thể ở lại Nhật Bản làm việc hay không?

Đáp: Kể từ năm 1977 tất cả các sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp từ bậc Trung cấp tại Nhật Bản cũng được phép ở lại Nhật Bản làm việc. Thời gian ở lại phụ thuộc vào hợp đồng của bạn ký với công ty tiếp nhận bạn. Ví dụ: sau khi tốt nghiệp Trung cấp, bạn xin vào làm việc tại 1 công ty Nhật Bản. Hợp đồng công ty ký với bạn là 3 năm thì Chính phủ Nhật Bản sẽ cấp Visa cho bạn 3,5 năm. Để nếu kết thúc hợp đồng với công ty này mà bạn không muốn làm nữa thì bạn có 6 tháng để kiếm việc khác. Nếu sau 6 tháng đó bạn vẫn không thể tìm được công việc thì bạn phải quay trở về Việt Nam.

Câu hỏi 19: Có khó khăn gì khi xin việc làm chính thức tại Nhật Bản sau khi tôi tốt nghiệp từ bậc Trung cấp trở lên tại Nhật Bản?

Đáp:  Nhật Bản là nước có “dân số già”. Do đó họ luôn khuyến khích những bạn trẻ ở lại làm việc. Tất nhiên mức lương mà họ trả cho bạn cũng bằng 70% họ trả cho người Nhật. Ví dụ lương cơ bản của người Nhật là 80 triệu/ 1 tháng thì lương cơ bản của bạn khoảng 56 triệu/ 1 tháng. Do đó cơ hội làm việc đói với bạn là rất lớn. 

Câu hỏi 20: Tôi có được ở lại sinh sống và làm việc vĩnh viễn tại Nhật Bản hay không? Có được nhập quốc tịch Nhật Bản không?

Đáp: Sau khi bạn ở lại làm việc tại Nhật Bản được 5 năm. Bạn hoàn toàn có đủ điều kiện xin Visa vĩnh trú tại Nhật Bản (lưu trú vĩnh viễn). Với Visa vĩnh trú bạn hưởng đầy đủ các quyền công dân như 1 người Nhật Bản (trừ bầu cử, ứng cử, thành lập các tổ chức chính trị, tôn giáo). Người Nhật có quan điểm tương đối bảo thủ về vấn đề quốc tịch. Chỉ có 3 trường hợp được cấp Quốc tịch đó là: Kết hôn với người Nhật, tốt nghiệp từ tiến sĩ trở lên tại Nhật, hoặc có công đặc biệt với nước Nhật.

Ý kiến của bạn
popup

Số lượng:

Tổng tiền: