Supply Chain là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Supply Chain?

Định nghĩa về Supply Chain?

 

Trước khi quyết định học gì hay làm gì, thì việc đầu tiên luôn nên cần đó là bạn phải hiểu về cái mà mình sẽ học đã. Cụ thể ở đây là bạn hiểu gì về Supply Chain? Hay đơn giản bạn biết Supply Chain là gì chưa?

Supply Chain là gì

Thường Supply Chain sẽ hay đi đôi với Logistics, hai ngành này liên quan đến nhau, bổ trợ cho nhau nhưng không cùng một khái niệm. Nếu Logistics là việc cung cấp, lên kế hoạch và quản trị các phương tiện, nhân lực, vật tư để hỗ trợ hoặc đảm bảo cho việc tác nghiệp dịch vụ, kinh doanh thì Supply Chain lại làm nhiệm vụ lập kế hoạch, điều phối sao cho dòng chảy của sản phẩm/vật tư, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà sản xuất qua nhiều tổ chức, công ty trung gian cho đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.

 

Mục tiêu chính của Supply Chain (Chuỗi cung ứng) là làm thoả mãn yêu cầu của khách hàng thông qua việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên gồm phân phối, dự trữ và lao động.

 

Nếu chọn học theo ngành Supply Chain, bạn sẽ được gì?

 

Học ngành Supply Chain sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nhất định, cơ hội trải nghiệm thực tế và áp dụng vào tổ chức, cơ hội nghề nghiệp cao. Tuy nhiên đòi hỏi bạn cũng phải có được kỹ năng, trình độ chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu công việc.

 

Học theo ngành này bạn có thể trở thành chuyên viên dự báo nguồn hàng, làm việc trong bộ phận hoạch định và điều phối nguyên liệu, lên kế hoạch tổ chức, vận chuyển, quản lý, mua hàng,…

 

Khác với một số ngành như tài chính, ngân hàng, kế kiểm yêu cầu khá nhiều về bằng cấp trong nước cũng như nước ngoài thì ngành Supply Chain lại không đòi hỏi nhiều bằng cấp để thăng tiến, chỉ cần có kinh nghiệm là cơ hội sẽ mở rộng hơn với bạn.

 

Bên cạnh đó ngành Supply Chain cũng có mức lương cạnh tranh cùng mới mức độ thoả mãn nghề nghiệp cao.

 

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp?

 

Nếu cách đây 10 năm thì ắt hẳn bạn sẽ khó tìm thấy nhiều chỗ đứng trong ngành nghề này, nhưng với xu hướng phát triển hiện nay thì nếu đang theo học ngành Sypply Chain thì bạn đang nắm giữ trong tay rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp đấy nhé!

 

Việt Nam hiện nay với nhiều công ty nước ngoài đầu tư đang từng bước gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nên cơ hội nghề nghiệp dự đoán đến năm 2020 ngành này sẽ cần 250,000 nhân lực.

 

Một số lựa chọn nghề nghiệp cho các cử nhân có bằng cấp trong lĩnh vực Logistics và Supply Chain:

 

  • Quản lý mua hàng.
  • Chuyên viên phân tích.
  • Kế hoạch chiến lược.
  • Quản lý hoạt động.
  • Quản lý mua sắm.
  • Quản lý hàng tồn kho.
  • Quản lý kho bãi,…

 

Trở thành Logistics Manager bạn cần những kinh nghiệm và kỹ năng gì?

 

Đi đôi với Supply Chain thì Logistics là một ngành đang cực hot tại Việt Nam và trên thế giới nói chung. Khác với Supply Chain, Logistíc không gói gọn trong một khu vực, một quốc gia mà có sự hội nhập lớn với hoạt động thương mại quốc tế. Nhiệm vụ chính trong ngành này chính là tạo ra giá trị cạnh tranh tốt cho sản phẩm, dịch vụ hàng hoá, bảo quản đúng tiêu chuẩn, phân phối đúng nơi đúng lúc.

 

Muốn trở thành một Logistics Manager bạn cần hiểu rõ vai trò của vị trí này là gì. Cụ thể là:

 

  • Khai thác và phụ trách các hoạt động về Marketing và kinh doanh.
  • Tìm kiếm khách hàng, triển khai tiếp cận với đối tác trong và ngoài nước.
  • Quản lý thông tin thị trường, khảo sát, thu thập phân tích dữ liệu.
  • Xây dựng các mối quan hệ bền vững với công ty.
  • Thiết lập danh mục khách hàng tiềm năng.
  • Quản lý các hợp đồng thuê thiết bị, phương tiện vận chuyển,…

 

Với nhiều đầu việc như vậy thì một Logistics Manager cần phải đáp ứng những yêu cầu chuyên môn như:

  • Tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing hoặc các ngành liên quan.
  • Có kinh nghiệm ít nhất 3 năm về lĩnh vực logistics.
  • Có khả năng tiếng anh lưu loát.
  • Ngoài ra bạn cũng cần có những tố chất như năng động, sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, quyết đoán.
Ý kiến của bạn
popup

Số lượng:

Tổng tiền: