Du học Mỹ: phân biệt ngành Khoa học máy tính (computer science) và kĩ thuật máy tính (computer engineering)

Nhân lực ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính tại Việt Nam đang trong tình trạng THIẾU VÀ YẾU. Sự kỳ vọng lớn nhất có lẽ được đặt lên các du học Mỹ ngành máy tính tương lai. Tuy nhiên, đứng trước quyết định lựa chọn chuyên ngành để theo đuổi, rất nhiều bạn phân vân giữa Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính. IGE sẽ giúp bạn phân biệt 2 ngành học này và đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

du học mỹ ngành khoa học máy tính

Bạn có thể nhìn thấy những điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa ngành Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính qua bảng phân tích dưới đây:

 

Khoa học máy tính

Kỹ thuật máy tính

 

Khái niệm

Khoa học máy tính là nghiên cứu về cách các máy tính hoạt động, chủ yếu từ quan điểm lý thuyết và toán học

 

Kỹ thuật máy tính là nghiên cứu về cách thức các hệ thống phần mềm được xây dựng, bao gồm các chủ đề như quản lý dự án, đảm bảo chất lượng và kiểm tra phần mềm

 

Tính chất

Học thuật, lý thuyết và thiên về nghiên cứu chuyên sâu

 

Thực hành và ững dụng thực tiễn

Lĩnh vực nghiên cứu

Các hệ thống điều khiển thông minh, các hệ thống đa truyền thông, các hệ thống khai thác xử lý tri thức, xử lý ngôn ngữ tự nhiên...

 

Các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi mạch

Sự khác biệt trong các môn học

 

Sinh viên sẽ được học những ngôn ngữ lập trình khác nhau trong môi trường máy tính, giúp sinh viên thông thạo những kỹ năng khác nhau – từ thiết kế đồ họa máy tính, phát triển và phân tích những thuật toán số, những hệ thống mạng và hệ điều hành phức tạp; xây dựng và lưu trữ dữ liệu cho đến cải tiến những sự tương tác giữ máy tính và con người

 

Chương trình kỹ thuật máy tính tập trung vào phát triển, tạo mẫu và thiết kế phần cứng, phần mềm cũng như sự tích hợp của cả hai. Kỹ thuật máy tính nhấn mạnh vào vật lý cũng như sản xuất những thiết bị và vi mạch tích hợp. Sinh viên sẽ được đào tạo để thong thạo về người máy, nhận dạng khuôn mặt, xử lý ngôn ngữ nói và nhiều hơn thế.

Định hướng nghề ngiệp

Định hướng Công nghệ phần mềm

Định hướng Hệ thống thông tin

Định hướng Khoa học dữ liệu

Định hướng Trí tuệ nhân tạo

 

Định hướng An toàn thông tin

Định hướng Máy tính và Hệ thống nhúng

Định hướng Truyền thông dữ liệu và Mạng máy tính

 

Chức danh công việc

 

Lập trình viên

Nhân viên thiết kế phần mềm

Kinh doanh hoặc hệ thống phân tích viên

Phát triển phần mềm

Hỗ trợ phần mềm

Kỹ sư phần mềm

 

Kỹ sư hệ thống

Kỹ sư phần cứng

Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư tần số vô tuyến

Nơi làm việc

Tham gia giảng dạy công nghệ thông tin trong các trường ĐH, tham gia nghiên cứu trong các phòng lab R&D, tư vấn về công nghệ thông tin cho các đơn vị, doanh nghiệp cũng như tham gia viết các sản phẩm phần mềm có giá trị mang bản sắc trí tuệ Việt Nam.

 

Nghiên cứu và thiết kế các bộ phận chức năng của máy tính, tham gia làm việc trong các dự án sản xuất các thiết bị máy tính cho các tập đoàn lớn trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam như: Intel, IBM, Samsung, Nidec…

Mức lương (người/năm)

 

$ 114,520

$112,760

Đối tượng phù hợp

Yêu thích toán học, logic hoặc nếu bạn muốn tham gia vào một lĩnh vực chuyên biệt trong CS chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, học máy, an ninh, hoặc đồ họa.

 

Quan tâm nhiều hơn đến cách thực hành và nếu bạn muốn tìm hiểu chu kỳ sống chung của phần mềm được xây dựng và duy trì như thế nào.

Có thể bạn chưa biết, khối kiến thức cốt lõi ngành giữa các ngành học này được thiết kế giống nhau khoảng 75 đến 85%. Sự khác biệt trong chương trình đào tạo nằm ở khối kiến thức chuyên ngành (trong các học kỳ cuối, trước kỳ đồ án tốt nghiệp cử nhân) được thiết kế riêng biệt theo từng định hướng. Vì vậy, đối với những bạn đang “vò đầu bứt tóc” trong việc phân vân lựa chọn giữa Khoa học máy tính hay là Kỹ thuật máy tính thì cũng đừng nên căng thẳng quá, bởi thực chất hai ngành học này đều có thể làm thỏa mãn đam mê công nghệ của bạn, cũng như giúp bạn đạt được những vị trí công việc mà bạn mong muốn trong tương lai nếu bạn ham học hỏi và có thêm tấm bằng cử nhân máy tính du học Mỹ trong tay.Mặc dù có những đặc điểm cũng như những định hướng khác nhau nhưng nhìn chung Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính đều là một mảng thiết yếu của Công nghệ thông tin. Cả Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính và Công nghệ thông tin đều hướng đến đào tạo nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Theo báo cáo từ PayScale, mức lương của một nhân viên có bằng cử nhân các chuyên ngành máy tính tại Mỹ bạn có thể tham khảo như sau (USD/năm):

  • Kĩ sư phần mềm: $53,569 - $107,834

  • Nhân viên phát triển phần mềm: $44,802 - $92,442

  • Kĩ sư phần mềm cấp cao: $74,698 - $130,156

  • Nhân viên phát triển website: $39,434 - $79,064

  • Lập trình/Kĩ sư/Phát triển phần mềm cấp cao: $72,764 - $121,820

  • Phân tích chương trình: $43,221 - $86,764

  • Quản lý công nghệ thông tin: $51,598 - $123,460

Các trường đại học uy tín đào tạo Khoa học máy tính và Kỹ thuật máy tính tại Mỹ

Viện Công nghệ Massachusetts

Đại học Stanford

Đại học California – Berkeley

Viện Công nghệ California

Viện Công nghệ Georgia

Đại học Carnegie Mellon

Đại học Illinois - Urbana-Champaign

Đại học Michigan - Ann Arbor

Đại học Cornell

Đại học Texas - Austin

Ý kiến của bạn
popup

Số lượng:

Tổng tiền: