Học bổng du học

Như chúng tôi đã nói trong phần 1 của hành trang du học, đi du học theo diện học bổng là cách thức tốt nhất nhưng cũng là khó nhất. Bạn rất muốn săn học bổng du học? Nhưng…Bạn đang không biết mình hợp với loại học bổng nào? Bạn không có chiến lược săn học bổng phù hợp? Hay bạn rất cần ai đó định hướng và đồng hành cũng săn học bổng? 


Vậy để giúp các bạn có một cái nhìn rõ nhất cũng như tự xây dựng được cho mình một kế hoạch săn học bổng hiệu quả nhất, chúng tôi xin dành riêng bài chia sẻ này đến các bạn.


Vì sao nên đi du học bằng học bổng?


Du học thì chắc chắn sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với khi bạn chỉ học trong nước rồi, việc các bạn đi du học theo diện tự túc thì gia đình phải hy sinh rất nhiều, phải tiết kiệm, vay mượn. Vì vậy đi du học mà có học bổng là con đường tiết kiệm nhất mà bạn cũng sẽ được nhiều thứ. Với bản thận bạn khi nhận được học bổng tức là bạn đã khẳng định được với hồi đồng xét duyệt rằng mình có năng lực học tập, khả năng ngoại ngữ cũng như các kỹ năng mềm. Khi du học bằng học bổng bạn sẽ yên tâm tập trung cho việc học hơn vì không phải lo lắng được việc đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, bạn sẽ có thêm thời gian để khám phá những điều mới mẻ tại nơi bạn đến học tập. 

học bổng


Còn đối với gia đình bạn, nhờ có học bổng mà bố mẹ sẽ bớt đi nỗi lo về tài chính và quan trọng hơn là mọi người sẽ rất tự hào khi con mình nhận được một suất học bổng sang các nước phát triển học tập, nghiên cứu. 


Có những loại học bổng nào?


Hiện nay có rất nhiều loại học bổng với các tên gọi khác nhau dựa vào nhiều yếu tố như nơi cấp học bổng, giá trị học bổng hay thời gian cho học bổng,….Vì vậy căn cứ vào giá trị học bổng mà có thể chia thành các loại học bổng như:


1. Học bổng toàn phần: hầu hết các bạn đều hiểu học bổng toàn phần là toàn phần học phí nhưng cách hiểu này không đúng. Học bổng toàn phẩn là gói học bổng mà người học không chỉ được trả 100% học phí, mà còn được cung cấp một khoản phí sinh hoạt (tiền ăn, tiền ở, tiền bảo hiểm). Diện học bổng này thường được cấp bởi các tổ chức lớn trên thế giới, chính phủ các nược, dự án của giáo sư (học bổng giáo sư), của một số trường có tiềm lực tài chính và của các tổ chức xã hội. 


Với học bổng toàn phần thì các bạn sẽ không mất bất cứ một khoản chi phí nào và khi cho học bổng, các nước/tổ chức/cá nhân thường tính toán để học viên có một mức chi trả ở mức cơ bản tại đất nước đó. 


Vì giá trị của học bổng lớn cũng như được chu cấp toàn bộ chi phí nên số lượng sẽ không nhiều nền mang tính cạnh tránh rất cao, chỉ những sinh viên thực sự giỏi mới có khả năng có được. 

học bổng du học


2. Học bổng một phần: đây là dạng học bổng mà bạn sẽ chỉ nhận được một là chỉ được học phí, một phần học phí, một khoản tiền nhất định (học phí vẫn phải đóng thêm), hoặc vừa được học phí, vừa được một khoản tiền hỗ trợ vào phí sinh hoạt hằng tháng.

 
Dạng học bổng này thường do cá nhân các trường, tổ chức xã hội, các công ty hay các cá nhân trao tặng. Có thể là học bổng một khoá, hay một kì học, hay học bổng 30%, 50% khoá học,…


Do giá trị của học bổng không cao nên yêu cầu thường dễ thở hơn vi thế sẽ ít tính cạnh tranh hơn. Tuy nhiên học bổng này cũng không phải là dễ lấy được, đôi khi để hấp dẫn sinh viên các trường thường ra chiêu bài cho học bổng, sinh viên nào vào học cũng được học bổng nhưng thu lại bằng cách như học phí cao, phí nhập học cao,..Như vậy với học bổng một phần, tuỳ loại mà khi đi học các bạn phải tự chi trả còn chỉ được tặng một phần thôi. 

 

Quy trình xét duyệt là ứng cử học bổng?


Mỗi loại học bổng có một quy trình xét duyệt và ứng cử cũng như điều kiện riêng, dưới đây là những bước cơ bản nói chung mà hầu hết các học bổng đều có:


1. Thông báo thông tin học bổng: các tổ chức cấp học bổng sẽ thông báo thông tin về học bổng như thời gian nộp hồ sơ, hạn nộp, cách thức, điều kiện, giá trị học bổng, lĩnh vực học,…trên các phương tiện như internet, website về học bổng,…


2. Tiếp nhận hồ sơ học bổng: hiện này thường các bạn sẽ thường được yêu cầu nộp hồ sơ qua hệ thống online hoặc email.


3. Xét hồ sơ học bổng: sau khi tiếp nhận hồ sơ, ban xét duyệt học bổng sẽ căn cứ vào hồ sơ học bổng để đánh giá các ứng viên. Ở vòng này sẽ chọn ra những ứng viên xuất sắc nhất (shortest list 1) để vào vòng tiếp theo. 


4. Phỏng vấn sơ loại: đây là vòng phỏng vấn thứ nhất dành cho các ứng viên xuất sắc, vòng này thường được phỏng vấn qua điện thoại, email hoặc skype, đôi khi có phỏng vấn trực tiếp . Có khi cuộc phỏng vấn chỉ mang tính chất trao đổi, cũng có khi ứng viên được yêu cầu chuẩn bị một báo cáo ngắn về bản thân, lý do chọn học bổng,…


Sau vòng phỏng vấn này, những bạn nào xuất sắc hơn (shortest list 2) sẽ được chọn vào vòng sâu hơn. Ngoài ra với nhiều học bổng thì chỉ cần một vòng duy nhất này là chọn được ứng viên rồi.


5. Vòng phỏng vấn 2 (vòng phỏng vấn đối mặt): vòng phỏng vấn này thường liên quan đến các vấn đề chuyên sâu hơn như năng lực học tập, nghiên cứu, kỹ năng,…các bạn có thể được phỏng vấn online hoặc trực tiếp. Sau vòng này ban xét tuyển sẽ chọn ra danh sách những người được học bổng (final list). Bên cạnh danh sách được học bổng họ cũng chọn ra một danh sách dự bị. 

 

Hoàn thành một bộ hồ sơ xin học bổng như thế nào?


Để chuẩn bị được tốt nhất một bộ hồ xin học bổng, bạn phải nằm rõ những thông tin cần thiết và đầy đủ nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến học bổng mình muốn “apply”. Nhưng nhìn chung phần lớn các chương trình học bổng yêu cầu về hồ sơ xin học bổng gồm các giấy tờ như:


1. Các giấy tờ quan trọng: bất cứ học bổng nào cũng sẽ yêu cầu bạn phải chuẩn bị những giấy tờ cơ bản như bảng điệm học tập (bảng điểm cấp 3 nếu muốn xin học bổng vào đại học, và bảng điểm đại học nếu muốn xin học bổng cao học), điểm các bài thi chuẩn hoá như SAT, ACT, TOEFL, IELTS,…. Giấy tờ về tài chính gia đình, giấy tờ tuỳ thân (giấy khai sinh, hộ chiếu,…), sơ yếu lý lịch (CV), Personal Statement, Study Plan (xin học bổng thạc sĩ hay tiến sĩ), thư giới thiệu.


2. Danh sách các hoạt động ngoại khoá: lập một danh sách chi tiết các hoạt động ngoại khoá bạn đã từng tham gia trong cấp 3 và đại học, bao gồm các hoạt động ở trường, hoạt động cộng đồng và tình nguyện, cũng như kinh nghiệm làm việc nếu có.

Nên lưu ý một số điểm sau:

Nên viết cụ thể về từng hoạt động, thêm tên tổ chức bạn đã làm việc, ngày tháng làm việc, vị trí bạn nắm giữ. 

Nếu bạn đã từng tham gia các cuộc thi và đạt giải hoặc có giấy chứng nhận, hãy liệt kê vào hồ sơ. 

Hãy trình bày danh sách các hoạt động ngoại khoá thành 2 bản: 1 bản dài đầy đủ chi tiết và 1 bản tóm tắt ngắn gọn.

 

Một tip nhỏ dành cho bạn: bạn nên tìm một bản hồ sơ xin học bổng mẫu và bắt đầu điền thử vào đó. 

xin học bổng


Bài luận cá nhân: đây là một phần quan trọng trong hồ sơ xin học bổng, là phần thể hiện nét cá tính của bản thân, giúp bạn nổi bật giữa hàng nghìn ứng viên khác, là chứng minh cho thấy tại sao bạn xứng đáng nhận được học bổng này. Có nhiều cách viết bài luận khác nhau, bạn có thể tham khảo một vài chia sẻ dưới đây cho bài luận của mình:

 

Bạn có thể bắt đầu từ việc nhìn vào tầm nhìn và sứ mệnh của trường mình ứng tuyển, dẫn dắt bài luận phù hợ với những giá trị cốt lõi của trường là một điểm cộng lớn.

 

Nếu bạn được yêu cầu viết luận một chủ đề cụ thể, hãy chắc mình thực hiện đúng như chỉ dẫn. Hoặc nếu bạn chỉ được phép viết 500 từ, thì đừng nên viết số quá từ quy định. Hay nếu bạn được yêu cầu viết 2 đoạn, hãy chia đôi bài viết ra. 

 

Đừng khiến cho bài luận của bạn trở nên nhàm chán và xáo rỗng, hãy thổi hồn và tình cảm của bạn vào nó. Kể những câu chuyện thật của bạn, biến bài luận của mình trở nên duy nhất không giống ai. Đây là một điểm cộng lớn nhất với hội đồng tuyển sinh của bất cứ trường đại học nào. 

 

Liệt kê một vài ví dụ về hoạt động tình nguyện của bạn, nói chi tiết về việc bạn làm như thế nào, thì càng làm hồ sơ có tính xác thực cao hơn. 

 

Một khi bạn đã hoàn thành bài viết, nên nhờ một ngườii khác đọc và cho ý kiến. Có thể là thầy cô hoặc cố vấn cá nhân của bạn. 


2. Thư nhập học (Apllication form): thư nhập học là thứ không thể thiếu trong hồ sơ xin học bổng. Thường thì đơn này sẽ điền theo mẫu của trường cho sẵn, nhiều trường đại học yêu cầu bạn phải được nhận vào một ngành nào đó của trường rồi sau đó mới viết đơn xin học bổng. Vì vậy bạn cần đọc kỹ yêu cầu học bổng như thế nào để có sự chuẩn bị phù hợp nhé.


3. Thư giới thiệu (Letter of Recommendation): thư giới thiệu là một trong nhưng giấy tờ thường thấy trong bộ hồ sơ xin học bổng, tuỳ theo chương trình học bổng mà bạn phải nộp 1-3 thư giới thiêu. 


Thư giới thiệu theo đúng nghĩa là một bức thư được những người biết rõ về quá trình học tập, phấn đấu của bạn viết, nên thường được viết bởi các giáo sư, thầy hướng dẫn, thầy cô giangr dạy bạn, bạn giám hiệu…nơi bạn học tập. 


Nếu bạn có những thư giới thiệu tích cực, thể hiện được năng lực, sự nhiệt tình, thân thiện, sự chịu khó,…thì hồ sơ của bạn sẽ ấn tượng hơn. 

 

Tìm người viết giấy giới thiệu cho bạn: như đã nói ở trên bạn cần nhờ đến những người biết rõ năng lực của bạn nhất như thầy cô giáo, sếp ở cơ quan bạn công tác hoặc một cá nhân có uy tín mà bạn từng công tác/học tập/làm việc. Thư giới thiệu không nên viết quá dài, chỉ khoảng 1 trang giấy A4 là đủ và tập trung vào những điểm mạnh của bạn. Một lưu ý là những kĩ năng này phải liên quan đến học bổng và khoá học mà bạn hướng đến và tuyệt đối không được nhờ người thân cũng như bạn bè viết thư giới thiêu. 

 

Chuẩn bị sẵn sàng các giấy tờ liên quan: người viết giấy giới thiệu cho bạn được gọi là “referee”. Để quá trình viết thư giới thiệu được nhanh chóng và hiệu quả, hãy chuẩn bị săn sàng các giấy tờ liên quan và gửi cho referee càng sớm càng tốt. Một thứ rất quan trọng bạn phài gửi cho referee của mình đó là bài luận xin học bổng, qua bài luận họ sẽ biết được bạn đang hướng về chủ đề gì và viết thư giới thiệu cho phù hợp.


Lưu ý là nên có ít nhất 2 thư giới thiệu trở lên. Hầu hết các trừơng chỉ yếu cầu một, nhưng những hồ sơ có nhiều hơn 1 thư giới thiệu bao giờ cũng gây ấn tượng hơn với hội đồng tuyển sinh. 

 

>> Đi du học vào thời điểm nào là thích hợp?

 

Chia sẻ thêm một vài mẹo khi nộp hồ sơ xin học bổng


Về tìm kiếm thông tin học bổng:


1. Nên truy cập vào web chính của trường để biết được yêu cầu đầu vào và các loại giấy tờ bắt buộc. Chú ý đọc kỹ mục “eligibility” cuả từng học bổng để xem mình có đạt đủ các điều kiện không.


2. Tìm kiếm học bổng tại các website học bổng, của các tổ chức như World Bank, United Nation, Europe Union,…của Đại sứ quán hay bộ ngoại giao. Một số trang web phổ biến giúp bạn dễ dàng tìm được nhiều loại học bổng từ bậc đại học lên đến Tiến sĩ:

https://www.scholarshipportal.com 

https://scholarships360.org

https://scholarshipdb.net

http://www.scholars4dev.com

https://www.scholarsarena.net


Nộp hồ sơ: 


Kiểm trả kỹ lại một lần: sau khi hoàn thiện các hạng mục của hồ sơ xin học bổng, hãy kiểm trả kỹ một lần nữa cho chắc chắn là các giấy tờ đã đầy đủ. Nếu bạn nộp hồ sơ online, hãy in toàn bộ hồ sơ ra giấy và đọc lại. 


Sắp xếp các giấy tờ theo thứ tự: điều này sẽ khiến cho việc nhận và xét duyệt hồ sơ của bạn trở nên dễ dàng hơn nhiều. Thường thứ tự sẽ là: trang bìa, bài luận, bảng điểm, hồ sơ ngoại khoá,…


Lưu giữ hồ sơ: sau khi nộp hồ sơ, hãy giữ một bản để tham khảo. Việc lưu giữ sẽ giúp bạn ôn lại những gì bạn đã nộp cho trường để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng phỏng vấn. 


Nộp hồ sơ sớm: nếu bạn hoàn thành hồ sơ trước hạn chót, thì lời khuyên là hãy nộp hồ sơ sớm. Những bộ hồ sơ nộp càng sớm sẽ càng được ưu tiên trong quá trình xét duyệt. 


Thư giới thiệu: bạn nên tính trước 1 năm để chọn cho mình những người giới thiệu có khả năng viết tốt để có uy tín. Sau đó bạn nên chủ động liên hệ cũng như gây dựng mối quan hệ tốt và cố gắng chứng tỏ năng lực của mình cho họ thấy. 


Đơn xin nhập học:

+ Tuỳ theo yêu cầu và tiêu chí của từng học bổng mà viết đơn xin nhập học để bạn xét duyệt thấy bạn phù hợp với tiêu chí của học bổng đó.

+ Thực hiện vòng tuần hoàn Đọc – Viết – Sửa trong lúc viết. 

+ Nên lập dàn ý trước khi viết rồi dựa vào đó phát triển lên thành một bài hoàn chỉnh.

+ Hãy cố gắng đề cấp đến những gì không có trong các nội dung khác như những trải nghiệm liên quan đến ngành học bạn chọn, lý do bạn muốn học cao hơn hay dự định trong tương lai. 


CV cá nhân: nên thiết kế cho mình 2 bản CV, một bản chi tiết và một bản rút gọn. Cv của bạn nên do bạn tự thiết kế, sắp xếp và không nên bắt chước hoàn toàn CV của ngừoi khác, thể hiện cá tính và sự logic của riêng bạn. Tuy nhiên nên nhớ rằng phải trình bày làm sao để gây thiện cảm với người xem, dễ nhìn, khoa học và làm nổi bật thế mạnh của bản thân. 


Bí kíp liên hệ với trường để được phản hồi nhanh: sau khi gửi mail đi mà bạn không nhận được phản hồi nhanh thì cũng đừng lo lắng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể chủ động áp dụng thêm một số cách để email của mình được phản hồi nhanh, ví dụ như bạn nên chọn gửi mail vào khung giờ 7-8 giờ sáng (bên họ) hoặc 14-15 giờ chiều (giờ bên kia). 
 

DMCA.com Protection Status

Ý kiến của bạn
popup

Số lượng:

Tổng tiền: