Ví von đi một chút thì đi du học cũng như bạn từ tỉnh lên thành phố học vậy, có chăng chỉ khác là xa hơn, đắt hơn và nhiều người không hiểu mình nói gì hơn. Nếu bạn muốn đi du học thì bên cạnh việc tìm kiếm thông tin trên internet, bạn vẫn hoàn toàn có thể hỏi thêm kinh nghiệm chuẩn bị hành tranh từ những ngườii đi trước, người thật việ thật bao giờ cũng tốt hơn đúng không!
Nhưng thực tế thì có nhiều thứ mà nếu bạn chưa từng đi thì sẽ không nghĩ ra mà tìm hay hỏi, đơn giản là bạn không biết là sẽ có những điều cần bận tâm đó. Sau đây là vài điều như thế:
Không cần mua thứ đó! Chuyện bạn đi du học, dọn đến một căn phòng trống và lấp đầy đồ đạc nghe thì rất hấp dẫn.Tuy nhiên thực tế thì nhiều đồ mua về sẽ được sử dụng ít hơn bạn nghĩ hoặc không thú vị như tưởng tượng, mà càng để lâu dài còn khiến cho phòng bạn trở nên ngổn ngang và bị chiếm nhiều diện tích. Rồi nhỡ sau này bạn muốn chuyển qua nơi ở mới, cũng khiến việc chuyển đồ đạc mất thời gian và tốn kém hơn. Có những thứ sau đây thì kiểu gì thì kiểu cũng đừng nên mua:
+ Sách giáo khoa: quá đắt đỏ và tốn diện tích, hãy thuê hoặc mua cũ.
+ Tivi: mua tivi thì bạn sẽ phải lắp cáp, mà đôi khi có nhiều bạn cứ mua rồi lại không xem thường xuyên. Tốt nhất là cứ sắm một cái màn hình rồi xem tivi từ laptop.
Càng ít mua sắm thừa thãi thì bạn càng để được thêm tiền cho việc đi chơi. Du học có một lợi thế là khi bạn đang ở rất xa nhà, nhưng lại đang ở gần những nơi mới lạ. Do đó hãy tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch ngắn ngày cùng hội bạn bè vì rất có thể khi trở về Việt Nam lại chẳng có cơ hội quay lại nữa.
Còn trong vấn đề kết bạn thì sao? Nếu bạn cảm thấy không có gì ngại khi phải làm quen với bạn mới thì cũng nên chú ý ngoài những người bạn ở cùng hay trong hội nhóm thì bạn cũng nên có ít nhất một người bạn ở mỗi lớp học, quen ít nhất một người mỗi môn giúp cho việc tổ chức học nhóm trở nên dễ dàng hơn. Nếu được hãy làm quen với một ai đó có tinh thân học tập cao vì người bạn đó sẽ luôn gián tiếp giúp bạn có tinh thần cầu tiến hơn trong việc học.
Hãy đến lớp học! Nếu như bạn bỏ tiền ra mua vé xem phim nhưng lại bị bỏ lỡ mất một đoạn thì bạn sẽ thấy mình đang bị phí phạm tiền vé. Tuy nhiên nhiều bạn mang tiếng bỏ ra rất nhiều tiền để đi du học lại mắc cái bệnh lười, trốn tiết hay cúp giờ để ở nhà ngủ hoặc chơi. Nếu như lí do bạn bỏ tiết để làm một việc khác không đem lại giá trị cao hơn số tiền mà bạn bỏ ra cho buổi học đó thì thà rằng bạn cứ đến lớp còn hơn là bỏ tiết.
Ngược lại chuyện cải thiện điểm số lại không hề dễ tí nào, càng học nhiều tín chỉ thì khả năng thay đổi GPA của bạn càng khó, nếu không thay đổi ngay từ đầu thì việc có cố gắng thay đổi ở kì sau lại là quá muộn.
Làm việc đó ngay lập tức! “Tín chỉ hoãn” có lẽ là cái mà hầu như sinh viên nào cũng gặp. Tuy nhiên có lừoi thì cũng đừng lừoi những việc cỏn con đơn giản, có một thói quen mà dù bạn có đi du học hay không thì cũng nên tuân theo: cái gì có thể hoàn thành xong trong 5 phút thì các bạn nên làm luôn (dọn đống quần áo bẩn, bỏ ra 5 phút đem chúng đi giặt trước khi không còn máy trống, bát đĩa vừa ăn xong cũng nên rửa ngay, bài làm xong cần đi in thì đi in ngay nhé,…). Chỉ cần lừoi làm những việc nhỏ, bạn cũng có tâm lý trì hoãn những việc lớn hơn như việc học.
Đừng ngại! Đừng ngại chọn những môn học không đúng với chuyên ngành của bạn vì biết đâu bạn sẽ có thể khám phá thêm được khả năng mới. Đừng ngại thay đổi ngành học, đừng nên mất thời gian tuyệt đối cho một thứ mà bạn cảm thấy không thực sự khiến bạn đam mê. Nếu cảm thấy chưa chắc chắn về việc sẽ chọn học chuyên ngành nào thì bạn nên bỏ thời gian thử qua các môn để tìm hiểu trước. Hãy trao đổi với giáo viên hoặc cố vấn trong trường để có quyết định chính xác, thà chọn muộn mà đúng còn hơn nhanh mà sai.
Cũng đừng ngại tham gia vào những hoạt động bạn chưa từng nghe tới, khi đắn đó hãy chọn quyết định nào để làm nên một câu chuyện mà bạn sẽ kể lại sau này.