Những việc cần chuẩn bị trước khi đi du học

Những việc cần chuẩn bị trước khi đi du học


Ở phần trước chúng ta đã nói rõ về mục đích, thời điểm, hình thức và địa điểm để đi du học rồi thì bước tiếp theo bạn cần làm trong hành trang du học của mình là tìm hiểu điều kiện nhập học, chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh, xin visa du học và tìm hiểu kỹ về trường, thành phố nơi bạn sẽ đến, điều kiện ăn ởm đặc điểm tự nhiên và xã hội tại nơi đó.


Điều kiện nhập học


Đây được coi là bước đầu tiên và quan trọng khi bạn chuẩn bị đi du học. Mỗi quốc gia hay mỗi trường đều có những tiêu chuẩn riêng mà bạn phải đạt đủ nếu muốn nhập học. Bạn không nên đi hỏi xung quanh nhiều người làm gì, để tránh mất thời gian thì cứ tìm hiểu trực tiếp thông qua website của trường, viết mail thẳng cho họ là cách nhanh và tốt nhất để bạn nắm được chính xác thông tin tuyển sinh. 


Với điều kiện nhập học thì bạn nên lưu ý về các mẫu đơn đăng kí, nhiều khi có rất nhiều loại giấy tờ, các mẫu đơn từ trường ở nhà, đến trường bên kia yêu cầu nên bạn cần chú ý nhé. Kiểm tra để năm chắc bạn phải cung cấp nhưng thông tin gì và điền đầy đủ vào đơn. Nhiều khi sự trao đổi giữa hai bên sẽ mất kha khá thời gian do đó bạn nên trừ hao thời gian để hoàn thánh sớm những công việc này, tránh để bị trễ hẹn nộp hồ sơ. 


Chuẩn bị hồ sơ du học 


Sau khi đã biết điều kiện nhập học của trường là gì, bạn sẽ biết mình cần chuẩn bị kĩ hơn về hồ sơ giấy tờ, tuy nhiên trước khi bổ sung những giấy tờ đó, bạn nên chủ động chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ chung mà thường trường nào cũng yêu cầu. Việc chuẩn bị trước này giúp bạn tiết kiệm hơn thời gian và sau tránh bị vội vàng, bỏ sót dẫn đến thiếu giấy tờ. 
Vậy thường một bộ hồ sơ du học chung thì cần những gì?

chuẩn bị hồ sơ du học


Bằng cấp: nếu học bậc cao đẳng, đại học thì bạn cần bằng tốt nghiệp phổ thông/giấy chứng nhận tốt nghiệp và học bạ, còn nếu học chương trình sau đại hoc thì bạn cần bằng tốt nghiệp đại học/giấy chứng nhận tốt nghiệp và bảng điểm, một số ngành khi học bậc sau đại học còn đỏi hỏi thêm kinh nghiệm làm việc của bạn nữa.


Giấy tờ cá nhân: giấy khai sinh, hộ khẩu thường trú.


Một số giấy khen, chứng nhận nếu bạn đạt giải trong các kì thi mà mình từng tham gia. 


Đơn xin nhập học theo mẫu của trường.


Bảng điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL, SAT,…).


Lưu ý: các giấy tờ trên nếu không phải tiếng Anh thì phải dịch sang tiếng Anh và có công chứng, thông thường nên công chứng dịch thuật mỗi loại giấy tờ 4 bản vì ngoài để nộp hồ sơ nhập học, bạn cũng cần mang theo khi đi du học vì sẽ có lúc cần đến. Bạn cũng nên scan ra để có thể lưu lại trên máy tính để có một bộ hồ sơ online. 


Ngoài ra tuỳ từng quốc gia hay trường bạn định theo học sẽ có thêm những yêu cầu khác nhau, ví dụ như muốn nhập học các trường ở Mỹ thì bạn cần thêm: thư giới thiệu, danh sách hoạt đồng ngoại khoá và bài luận bằng tiếng Anh.


Hồ sơ xin visa du học: khi bạn đi du học nghĩa là bạn phải nhập cảnh vào nước khác, và để được nhập cảnh thì bạn cần phải có visa, cụ thể ở đây là visa du học. Bạn nên dành nhiều thời gian cho việc này bởi vì nếu đi vào mùa cao điểm thì thường các đại sứ quán sẽ rất bạn nên đôi khi bạn phải chờ một thời gian dài mới đặt được lịch hẹn. 


Bạn nên nhớ trước khi xin visa du học thì bạn phải có hộ chiếu nhé, bạn sẽ làm hộ chiếu trước ở phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn có hộ khẩu thường trú. 


Đi du học nước nào thì bạn xin visa nước đó, mỗi nước lại có những yêu cầu khác nhau nhưng thường visa du học bao gồm cần các giấy tờ sau:


+ Giấy khai sinh.
+ Sổ hộ khẩu.
+ Hộ chiếu còn hạn.
+ Bẳng cấp, bảng điểm, học bạ.
+ Form đăng kí xin visa (cái này Đại sứ quán sẽ cấp cho bạn).
+ Giấy khám sức khở.
+ Lý lịch tư pháp. 
+ Thư mời nhập học của trường.
+ Bảo hiểm quốc tế (thường là bảo hiểm du lịch).
+ Vé máy bay.
+ Chứng minh tài chính.

 

>> Hướng dẫn xin học bổng du học

 

Tìm hiểu về trường bạn sẽ theo học


Bạn nên có những thông tin thực sự rõ về ngôi trường mình sẽ học tập trong tương lai, nhưng thông tin về ngành học, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy, năng lực đào tạo và nghiên xứu, lĩnh vực thế mạnh, kho tài liệu nghiên cứu, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, đãi ngộ cho sinh viên, học bổng cho sinh viên quốc té,…là những điều bạn nên quan tâm. 


Bạn có thể tìm hiểu về tường qua nhiều kênh như trên Internet, qua các sinh viên người Việt đang học tập tại trường hoặc trực tiếp từ người tuyển sinh của trường. Việc tìm hiểu thông tin trên trang web chính của trường là cách nhiều bạn lựa chọn nhất vì hầu như trên website trường bao giờ cũng cập nhật và thể hiện rõ thông tin người học muốn tìm hiểu. 


Điều kiện ăn ở nơi bạn sẽ sinh sống


Bạn đừng quên tìm nơi ở cho mình trong những năm sắp tới đi du học. Các trường đại học hầu như đều có kí túc xá ngay trong trường cho sinh viên nên khi mới sang học năm nhất bạn có thể lựa chọn hình thức nhà ở này, vì khi đó bạn chưa thân quen ai cũng như không thành thạo đường đi lối về nên tốt nhất nên ở kí túc trong thời gian đầu.


Khi bạn đã quen hơn rồi thì có thể nghĩ đến việc chọn ở homestay hay thuê căn hộ ở ngoài, tuy nhiên lưu ý khi thuê nhà bên ngoài bạn sẽ phải cẩn thận và tìm hiểu thật kĩ nơi mình sẽ ở, rõ ràng trong hợp đồng cũng như các quy định của chủ cho thuê. Bạn nên tìm thêm bạn ở ghép để tiết kiệm được chi phí thuê nhà. 


Đặc điểm tự nhiên – xã hội nơi mình đến


Đừng chủ quan nhé vì đây là cách giúp bạn bảo vệ được sức khoẻ của bản thân tốt nhất, bạn nên tìm hiểu xem khí hậu nước đó như thế nào, nhiệt độ ra sao, mùa hè mùa đông kéo dài bao lâu, có hay mưa không, có tuyết dày không,…để chuẩn bị tốt nhất cho bản thân. Nhiều bạn lạ thời tiết là có thể ốm ngay nên không nên coi thường bất kì những thứ tưởng như đơn giản như thế này. 


Bên cạnh về thời tiết, bạn cũng nên quan tâm một chút đến văn hoá con người tại đất nước bạn sẽ đến học tập. Việc tìm hiểu trước văn hoá sẽ tránh cho bạn bớt bỡ ngỡ, đôi khi bị sốc văn hoá khi sang một đất nước khác. 

 

Bạn cần chuẩn bị những gì khi đi du học?


Nói theo cách khác thì là bạn sẽ mang gì khi đi du học, cái này là bước khi bạn chuẩn bị sắp xếp hành lí đó. Khi đã xong xuôi và yên tâm về ngày khởi hành, thì đây sẽ là bước tiếp theo bạn nên làm, và cũng nên làm từ sớm. Đừng nghĩ cứ gần đến ngày đi rồi xếp cũng được, sai lầm đó nhé, hành lí tuỳ từng quốc gia mà có sự giới hạn về khối lượng riêng, bạn phải xem kĩ hành lí kí gửi thì tối đa được bao nhiều kg, hành lý xách tay thì không được mang những gì, và bạn nên mang gì trong hành lí du học của mình. Cái này chúng tôi đã chia sẻ ở các bài viết về du học từng nước riêng rồi, nhưng muốn tổng hợp lại một cái chung chung cho các bạn dễ hình dung ra hơn nữa:


Hành lý xách tay thì các bạn nên mang theo những gì giá trị nhất, quan trọng nhất như giấy tờ (hộ chiếu có visa du học, bản sao dịch và công chứng giấy tờ cá nhân), bản sao và công chứng bằng cấp, bảo hiểm quốc tế, vé máy bay,…


Tiền mặt thì luôn luôn phải mang bên người, bạn sẽ không được mang quá nhiều tiền mặt đâu nên chỉ cầm vừa đủ tiêu khi cần mua gì tại sân bay, hay khi mới sang cần mua gấp vật dùng gì chả hạn, còn lại thì bạn nên để tiền ở trong thẻ, và thẻ thì nên cất vào ví hoặc trong túi mà bạn đeo bên người. 


Ngoài giấy tờ và tiền thì trong hành lý xách tay chắc chắn bạn có điện thoại, laptop và dây sạc rồi. Theo dõi thời tiết tại đất nước bạn đến vì nếu vào mùa lạnh, thì nên mang theo 1 cái áo khoác để đến nơi là có cái mặc ngay. 


Hành lý kí gửi thì sao?

chuẩn bị hành lý du học


Quần áo: đa số các bạn chuẩn bị đi du học đều mua khá nhiều quần áo với tâm lý tiết kiêmk vì cho rằng mua quần áo ở nhà rẻ hơn. Tuy nhiên kinh nghiệm truyền lại từ du học sinh thì càng đem ít quần áo càng tốt. Ở đâu cũng thế thôi, vào một mùa nhất định sẽ có nhiều chương trình giảm giá mạnh các mặt hàng, đặc biệt là quần áo, bạn hoàn toàn có thể mua quần áo mới, chất lượng tốt và chắc chắn là không tốn kém quá nhiều như bạn nghĩ đâu. Khi mới sang bạn chỉ nên chuẩn bị những bộ đồ thiết dụng nhất, không cần phải quá cầu kì. 


Đừng quên mang thuốc khi đi du học: đây là một thứ không thể thiếu trong hành lý du học. Không giống như ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới như Mỹ hay Châu Âu, bạn chỉ được mua thuốc khi có toa thuốc của bác sĩ và thường phải mất ít nhất 1 tuần để đặt lịch khám. Do đó bạn nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cơ bản như thuốc cảm sốt, thuốc đau đầu, đau bụng, vitamin,…hay các loại thuốc đặc trị cho bệnh của bạn. 


Đồ ăn: những chỗ trống còn lại trong vali nên được lấp đầy bằng đồ ăn là kinh nghiệm của nhiều du học sinh truyền lại. Thời gian đầu bạn chưa quen với thức ăn bản địa, đồ ăn đem từ Việt Nam, đặc biệt là mì gói sẽ là cứu tinh của bạn. Bạn cũng nên mang thêm nhiều đồ khô như mì, miến, mộc nhĩ, nấm hương, bánh đa nem,…để có thể tự làm các món ăn Việt khi thèm. Nước mắm mua bên nước ngoài khá hiếm hoặc mùi vị không được đặc trưng thì bạn cũng có thể đem theo 1-2 chai cũng không sao, chỉ cần gói kĩ tránh đổ vỡ là được. 


Quà: bạn nên mang theo những món quà nhỏ mang đậm nét văn hoa Việt Nam để tăng cho thầy cô, bạn bè nước ngoài. Bạn có thể mua tranh thêu, khăn lụa hay đồ ăn như bánh pía, mứt sen, chè sen,…đều được rất nhiều du học sinh lưạ chọn. 


Một lưu ý khi xếp hành lý là về thời gian bạn sống ở nước ngoài là bao lâu, khi biết được thời gian bạn dự định lưu trú thì có thể dễ dàng tính toán chính xác số lượng đồ mang đi.

Nếu bạn đi du học trong thời gian 1-2 năm và mỗi mùa hè về thăm nhà 1 lần thì không cần thiết phải mang quá nhiều đồ. Còn nếu bạn đi du học thời gian dài 3-4 năm và ít khi về thăm nhà thì có thể cân nhắc mang thêm nhiều đồ hơn, tuy nhiên thì bên kia bạn vẫn sẽ sắm thêm nhiều đồ mới.

Đối với nhiều bạn không chắc mình sẽ ở bên kia bao lâu và chưa có nơi ở riêng cho mình ngay khi mới sang thì nên cân đối linh hoạt khi tính toán đồ đạc mang theo để có thể di chuyển dễ dàng nhất. 

DMCA.com Protection Status

Ý kiến của bạn
popup

Số lượng:

Tổng tiền: