#3 sai lầm phổ biến khi làm hồ sơ tài chính du học Canada

Trượt visa du học Canada đang là nỗi lo lắng của không ít gia đình khi chính sách xét duyệt thị thực từ lãnh sự quán được đánh giá là có sự siết chặt hơn trước. Trong bộ hồ sơ xin visa du học tại xứ sở lá phong, những giấy tờ về tài chính được lãnh sự cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng hơn cả. IGE đã tổng hợp lại 03 hiểu lầm phổ biến khi làm hồ sơ tài chính du học Canada trong bài viết dưới đây.

3 sai lầm phổ biến khi làm hồ sơ tài chính du học Canada

Hiểu lầm 1 - Sổ tiết kiệm ngân hàng: chỉ cần nhiều tiền trong sổ là được

Đối với du học Canada, chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc của Đại sứ quán để đảm bảo ứng viên có đủ tiền để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt khác trong suốt thời gian theo học tại quốc gia này. Đại sứ quán sẽ đánh giá khả năng tài chính thông qua Sổ tiết kiệm ngân hàng, Nguồn thu nhập hàng tháng và những Tài sản khác của người bảo lãnh cho ứng viên đó (thông thường là bố mẹ, anh chị ruột). Tuy nhiên, có rất nhiều phụ huynh, học sinh nghĩ rằng sổ tiết kiệm ngân hàng chỉ cần có một khoản tiền nhất định trong đó là được, khi nào chuẩn bị đi du học thì mới mở sổ. Đây là một hiểu lầm hết sức phổ biến và điều này ảnh hưởng đến tỷ lệ xin visa của ứng viên.

Có không ít trường phụ huynh cung cấp sổ tiết kiệm cho hồ sơ tài chính với thời gian mở sổ quá gấp rút (ngay cả khi là gia đình có tiền thật), dẫn đến những nghi ngờ từ Bộ phận xét duyệt hồ sơ. Bạn nên hiểu rằng du học là kế hoạch lớn, cần có sự chuẩn bị trong dài hạn.

✦  Nếu đi Du học theo diện Chứng minh tài chính thì khoản tiền trong sổ tiết kiệm của người bảo lãnh phải đạt không dưới 800 triệu đồng và thời gian gửi ít nhất 06 tháng trước khi nộp hồ sơ xin. Quý phụ huynh và các em học sinh cần lưu ý rằng, số tiền gửi tiết kiệm này không phải dùng để nộp cho bất kỳ cơ quan nào mà chỉ để đảm bảo rằng luôn có một khoản tiền cố định để giúp học sinh trang trải khi có bất kỳ phát sinh nào ngoài mong muốn.

Hiểu lầm 2 - Chỉ cần chứng minh thu nhập chứ không coi trọng “tính pháp lý” của hồ sơ

Bất kể ngành nghề nào không vi phạm pháp luật đều được Đại sứ quán công nhận, Tuy nhiên, hồ sơ thể hiện mức thu nhập hàng tháng cần phải mang tính pháp lý và từ 40 triệu/tháng trở lên. Người bảo lãnh có thể làm rất nhiều công việc khác nhau và hoàn toàn đảm bảo được mức thu nhập trên, nhưng chính việc có quá nhiều hồ sơ (vì nhiều nguồn thu) và không nắm được nguyên tắc “tính pháp lý – từ việc chọn cơ quan xác nhận, chứng thực đến việc chuẩn bị các tài liệu liên quan đến thuế, đăng ký kinh doanh,…” nên đương đơn rất dễ bị đánh trượt.

3 sai lầm phổ biến khi làm hồ sơ tài chính du học Canada

✦ Với những ứng viên nộp hồ sơ xin visa theo dạng SDS – không cần chứng minh tài chính, lãnh sự vẫn có quyền đòi hỏi bổ sung các giấy tờ tài chính trong quá trình hồ sơ đang được xét duyệt.

Hiểu lầm 3 – Người bảo lãnh tài chính có thể là bất cứ ai

Thông thường, người đứng ra bảo lãnh tài chính cho học sinh đi du học là cha mẹ ruột, anh chị em ruột hoặc cô, dì, chú bác ruột thịt. Thế nhưng có khá nhiều trường hợp đương đơn lựa chọn một người họ hàng xa hoặc bố, mẹ, anh, chị nuôi đứng ra bảo lãnh tài chính cho bản thân. Thực tế thì không có quy định chính thức nào cho việc không cho phép những người họ hàng xa đứng ra bảo lãnh tài chính du học. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thực tế, IGE khẳng định rằng chỉ có người thân ruột thịt (bố mẹ, anh chị ruột…) mới là những người phù hợp nhất để trở thành người bảo lãnh tài chính du học cho con/ em mình. Lý do cũng khá dễ hiểu, viên chức lãnh sự xét duyệt hồ sơ sẽ đánh giá hồ sơ tài chính của đương đơn một cách cẩn trọng. Trường hợp người đứng ra bảo lãnh tài chính cho đương đơn không phải là người thân ruột thịt sẽ có tỷ lệ visa thấp hơn, bởi lãnh sự sẽ đặt câu hỏi rằng: cha mẹ, anh chị ruột của đương đơn không lo nổi tài chính cho con/ em đi du học thì liệu người họ hàng xa có thực sự đủ tài chính không trong khi họ còn phải lo cho con cái của họ trước tiên? Chưa kể yếu tố ràng buộc về trách nhiệm nuôi dưỡng của người thân họ hàng xa có khác biệt khá lớn so với cha mẹ ruột. Chính vì những lý do này nên khi làm hồ sơ tài chính du học Canada, các gia đình cần cân nhắc và đừng nên nghĩ rằng người bảo lãnh tài chính có thể là bất cứ ai.

✦ Đối với trường hợp cha mẹ ruột không thể chứng minh tài chính cho hồ sơ du học của con, người bảo lãnh có thể là cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột tuy nhiên lúc này cần chứng minh nguồn tài chính dư giả đủ để trang trải cho đương đơn. Nguồn thu nhập dư giả phải là nguồn phát sinh thu nhập thừa lại sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt, nuôi dưỡng con ruột của người bảo lãnh.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay đến IGE bằng các cách:

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC IGE
Địa chỉ: 135 Đội Cấn, Tòa Nhà Kính Hồ 7 gian, Ba Đình, Hà Nội
Phone: 038 806 78 79
Hotline: 098 664 40 00 ( Ms.Huệ )

Ý kiến của bạn
popup

Số lượng:

Tổng tiền: